Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh cho phòng tắm mới nhất
Các thiết bị lắp đặt trong nhà tắm phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh theo quy định của Nhà nước. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng. Vậy những tiêu chuẩn đó cụ thể như thế nào, cùng Flova tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Các tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh mới nhất hiện nay
Các tiêu chuẩn về nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh được áp dụng cho các sản phẩm làm từ sứ, không bao gồm các phụ kiện thiết bị vệ sinh. Chẳng hạn như lavabo, bồn cầu nam/nữ, két nước, chân chậu… Tiêu chuẩn nghiệm thu được đánh giá trên 3 phương diện, gồm ngoại quan - kích thước; tiêu chuẩn về cơ lý và tính năng sử dụng. Việc quy định tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh nhằm mục nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng.
Cần tuân theo các tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh để đảm bảo an toàn sử dụng
Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh về kích thước và ngoại quan sản phẩm
Về ngoại quan sản phẩm, có những tiêu chuẩn chung về độ phủ men, vết nứt, khuyết tật như:
- Men phủ trên bề mặt chính phải láng, đều. Bề mặt khuất chỉ phủ men ở những bề mặt nhìn thấy khi lắp đặt và sử dụng. Men tại các gờ, cạnh láng đều và đầy đặn.
- Không được có vết nứt mặt hay nứt mộc trên bề mặt sản phẩm.
- Các khuyết tật sẽ có đường kính lớn hơn 0.2mm.
Đối với từng sản phẩm sẽ có tiêu chí về khuyết tật ngoại quan khác nhau. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ đi từng sản phẩm cụ thể.
>> Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh cho khách sạn 5 sao bạn cần biết
Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh đối với bồn cầu, tiểu nữ
Các khuyết tật về men, màu, xương hầu như không cho phép đối với bề mặt chính và bề mặt làm việc, ngoại trừ một số khuyết tật nhỏ như gợn men, mỏng men… Các khuyết tật còn lại về độ vênh hay sai lệch kích thước nhỏ đều có thể bỏ qua. Thông số chi tiết trong bảng dưới đây.
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh đối với bồn cầu, tiểu nữ
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh đối với xí xổm, tiểu nam
Đây là những thiết bị đơn giản nên phải hạn chế sai sót. Ngoại trừ một số tiêu chí như gợn men, mỏng men, màu, kích thước là cho phép sai lệch nhỏ, thì những chỉ tiêu còn lại không được phép có khuyết tật.
Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh bồn cầu nam, xí xổm
Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh đối với lavabo
Các khuyết tật về men, xương đều không cho phép ở bề mặt chính và bề mặt làm việc. Một số khuyết tật về màu hay độ vênh, kích thước được cho phép trong pham vi nhỏ.
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh đối với lavabo
>> Lựa chọn vòi Lavabo tốt sử dụng cho gia đình
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh đối với các phụ kiện như két nước, chân chậu
Khuyết tật về màu và xương ít khắt khe hơn so với các sản phẩm ở trên. Những tiêu chí còn lại cơ bản đều giống.
Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh đối với két nước, chân chậu
>> Lựa chọn phụ kiện nhà vệ sinh cao cấp cho ngôi nhà của bạn
Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh về tính chất cơ, lý của sản phẩm
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh về tính chất cơ, lý cụ thể như sau:
- Độ hút nước: không lớn hơn 0.5%
- Độ bền nhiệt, độ bền hóa men và độ rạn men: phải đạt yêu cầu
- Độ cứng bề mặt men: không nhỏ hơn 6 Mohs
- Độ thấm mực: không lớn hơn 1mm
- Khả năng chịu tải của bệ xí: không nhỏ hơn 3 kN
- Khả năng chịu tải của lavabo: không nhỏ hơn 1.5 kN
Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh về tính năng sử dụng sản phẩm
Mỗi thiết bị sẽ có những yêu cầu riêng về tính năng sử dụng. Thông số cụ thể xem trong bảng sau:
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh về tính năng sử dụng
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh về nhãn dán và bảo quản
Nhãn dán trên các sản phẩm thiết bị vệ sinh phải bền màu, rõ nét, không bị tẩy xóa và được dán trước khi xuất xưởng. Trên nhãn cần đầy đủ các thông tin như tên, địa chỉ sản xuất; ký hiệu; tên sản phẩm; ký hiệu sản phẩm; viện dẫn tiêu chuẩn áp dụng; hướng dẫn lắp đặt và sử dụng.
Các thiết bị cần được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn đối với từng loại sản phẩm và cấp chất lượng. Nắm rõ các tiêu chí về nhãn dán và bảo quản sẽ giúp khách hàng mua được những sản phẩm an toàn và chất lượng.
Thiết bị vệ sinh cần đạt tiêu chuẩn về nhãn dán và bảo quản
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh về khoảng cách lắp đặt
Ngoài những tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh như quy định trên, thì việc lắp đặt thiết bị cũng cần tuân theo quy định về khoảng cách để đảm bảo công năng sử dụng tối ưu. Một số tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- Khoảng cách từ nền nhà đến bề mặt trên của lavabo khoảng 80 - 90cm.
- Khoảng cách từ nền nhà đến chỗ tay xịt khoảng 60cm
- Khoảng cách từ nền nhà đến nguồn nước vòi sen là khoảng 100cm
- Khoảng cách từ nền nhà đến vòi sen là khoảng 200 - 220cm
- Khoảng cách từ nền nhà đến hộp giấy vệ sinh khoảng 60cm
- Khoảng cách từ nền nhà đến kệ khăn khoảng 120 - 140cm
- Khoảng cách từ nền nhà đến móc treo quần áo khoảng 160 - 175cm
Các tiêu chuẩn về khoảng cách khi lắp đặt thiết bị vệ sinh
Các tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh về khoảng cách lắp đặt như trên được dựa theo chiều cao trung bình của người dùng Việt Nam, và hầu hết các thành viên trong gia đình đều có thể sử dụng được. Tuân theo tiêu chuẩn này sẽ mang đến sự tiện lợi, linh hoạt cho người dùng khi sử dụng.
Trên đây là một số thông tin về tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh. Để mua được thiết bị vệ sinh đạt tiêu chuẩn, bạn nên tìm mua sản phẩm tại các đơn vị uy tín trên thị trường. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên mua ở đâu, thì có thể tham khảo thiết bị vệ sinh của Flova. Flova chuyên cung cấp các thiết bị vệ sinh như vòi sen, vòi bếp, các phụ kiện nhà tắm...Các sản phẩm đều được nhập khẩu và đạt nhiều chứng chỉ về chất lượng quốc tế. Để mua hàng, các bạn chỉ cần liên hệ đến hotline 1900 066 686 hoặc truy cập vào website flova.vn để được tư vấn và hỗ trợ.
Các tin tức liên quan
Sản phẩm liên quan
Sen âm tường cao cấp FH 9939A-D59
Giá: 18.800.000 đ
Vòi Lavabo gắn chậu FH 9809-D100
Giá: 5.000.000 đ
Lô giấy âm đôi FH 8965A
Giá: 1.310.000 đ